Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản
Bạn đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản? Bạn muốn bảo lãnh người thân sang Nhật Bản xin chia sẻ với bạn quy định mới nhất về thủ tục xin visa bảo lãnh vợ/ chồng và con (người thân ) sang Nhật Bản đoàn tụ.
I.Đối tượng có thể xin visa đoàn tụ gia đình
Visa đoàn tụ gia đình là visa cấp cho vợ/chồng hoặc con của người đang lưu trú tại Nhật theo một trong các tư cách lưu trú sau đây để sang Nhật sinh sống: Giáo sư; Nghệ thuật; Tôn giáo; Truyền thông báo chí; Kinh doanh – quản lý; Luật – kế toán; Y tế; Nghiên cứu; Giáo dục; visa kỹ thuật hoặc nghiệp vụ quốc tế, gọi tắt là visa lao động; chuyển công tác nội doanh nghiệp;kỹ năng; hoạt động văn hóa.
Trong danh sách này, tư cách lưu trú quen thuộc với phần lớn của các bạn Việt Nam là 2 loại visa: visa lao động và visa du học.
Tên gốc của loại visa này là: tại trú theo gia đình. Theo quy định chính thức của Bộ Tư Pháp Nhật Bản, đối tượng có thể được bảo lãnh theo diện này là vợ/chồng đã có đăng ký kết hôn, và con (bao gồm cả con ruột và con nuôi có giấy tờ hợp pháp).
Yêu cầu đối với các bạn du học sinh là phải học từ Senmon trở lên và đã kết hôn được trên 6 tháng. Còn đối với các bạn đi theo visa kỹ sư thì sau khoảng nửa năm là cũng có thể làm thủ tục bảo lãnh vợ ( chồng ) con sang Nhật theo visa của mình
Người có visa đoàn tụ gia đình ngoài các hoạt động sinh hoạt thường ngày, có thể tự do đi học tại các trường tiếng, trường senmon, trường đại học,…nhưng không được phép lao động kiếm tiền. Nếu muốn làm việc tại Nhật Bản thì phải đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương.
Tư cách hoạt động ngoài cư trú cho phép người mang nó được đi làm trong vòng 28 tiếng/tuần và có giới hạn loại hình công việc.Tuy vậy, hãy nhớ tuân thủ số giờ làm quy định, vì nếu làm quá giờ gặp đúng đợt truy quét của cảnh sát/cục xuất nhập cảnh, dù có đóng thuế đầy đủ, bạn vẫn có thể bị chịu hình thức xử lý nặng nhất là trục xuất khỏi nước Nhật.
Lưu ý: Nếu người bảo lãnh là người có visa vĩnh trú hoặc là người có quốc tịch Nhật thì vợ/chồng có thể đi làm không giới hạn số tiếng và cũng không cần đăng ký với cục xuất nhập cảnh.
II.Những tiêu chuẩn để được cấp visa đoàn tụ gia đình
Khi xét cấp visa gia đình thì tiêu chuẩn quan trọng nhất đó là năng lực kinh tế của người bảo lãnh. Người bảo lãnh phải chứng minh được mình có đủ khả năng kinh tế để nuôi người mình sẽ bảo lãnh sang. Chính vì vậy trong hồ sơ nhất định phải có các giấy tờ để chứng minh năng lực tài chính của người bảo lãnh.
Nếu người bảo lãnh là người có visa lao động và chậm (không đóng thuế) hoặc có thu nhập hàng tháng dưới 18 vạn yên/năm thì khả năng xin được visa là cực kì thấp.
Nếu người bảo lãnh là người có visa du học, nên chuẩn bị sẵn số dư trong tài khoản ngân hàng đủ để trang trải những chi phí tối thiểu cho cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình trong vòng ít nhất 6 tháng. Đối với các bạn du học sinh có học bổng, giấy tờ chứng minh khoản học bổng nhận được định kỳ hàng tháng có tác dụng chứng minh cho năng lực tài chính của người bảo lãnh.
III. Các giấy tờ cần thiết để xin visa đoàn tụ gia đình
Để xin được visa đoàn tụ gia đình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh cho mối quan hệ của bạn với người được bảo lãnh và năng lực tài chính của bạn.
- Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là gì?
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là loại giấy chứng nhận: việc một người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Nhật, có đủ điều kiện phù hợp với một loại Tư cách lưu trú nào đó, do Bộ trưởng Tư pháp quy định trong Luật nhập cảnh.
Khi có Giấy chứng nhận này, các thủ tục liên quan tới Đại sứ quán, Lãnh sự quán của Nhật ở nước ngoài như xin cấp thị thực, hay việc thẩm tra nhập cảnh khi vào Nhật sẽ trở nên thuận lợi.Ví dụ:
+ Người nước ngoài sinh sống tại đất nước Nhật, khi sang Nhật theo hợp đồng làm kỹ sư, cơ khí,…. thì lấy Tư cách lưu trú là “Gijutsu – Kỹ thuật”.
+ Người nước ngoài sinh sống tại đất nước Nhật đã kết hôn với người Nhật, vì muốn sống chung tại Nhật,….. thì lấy Tư cách lưu trú là “Nihonjin no Haiguusha tou – Vợ chồng, thân thuộc với người Nhật”.
b. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú
* Người xin bảo lãnh đem chứng minh thư gốc và sổ hộ khẩu gốc đến Cục nhập cảnh xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú và đợi 3-4 ngày đem giấy hẹn đến lấy giấy chứng nhận tư cách lưu trú.
* Một ảnh thẻ kích thước 3cm x 4 cm
Lưu ý:
– Ảnh chụp trong vòng 3 tháng trở lại, không đội mũ, nền trắng, rõ nét.
– Mặt sau của ảnh ghi rõ tên người đăng ký (người được bảo lãnh), sau đó dán vào ô ảnh trong form đăng ký
– Nếu người được bảo lãnh dưới 16 tuổi thì không cần nộp ảnh
* Một phong bì có dán sẵn tem trị giá 392 Yên (để gửi thư đảm bảo) có ghi rõ địa chỉ.
* Một trong các giấy tờ dưới đây để chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh
(1) Sổ hộ khẩu
(2) Giấy chứng nhận đã thụ lý đơn đăng ký kết hôn
(3) Bản sao giấy đăng ký kết hôn
(4) Bản sao giấy khai sinh ( đối với trường hợp đón con)
(5) Hoặc các văn bản giấy tờ khác tương đương với các giấy tờ trên
2. Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh
– Thẻ ngoại kiều
– Hộ chiếu giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh
- Giấy tờ chứng minh thu nhập và công việc của người bảo lãnh
a. Trường hợp người bảo lãnh kinh doanh hoặc có thu nhập nhờ công việc chính thức:
Một trong các giấy tờ dưới đây để chứng minh công việc của người bảo lãnh:
– Giấy xác nhận đang làm việc tại công ty
– Bản sao giấy phép kinh doanh
Một trong các giấy tờ dưới đây để chứng minh thu nhập và thuế người bảo lãnh đã nộp
– Chứng nhận nộp thuế thị dân/ thuế thu nhập
– Phiếu tổng kết thu nhập và tiền thuế cuối năm
– Bản sao giấy khai thuế trên quận
– Hoặc các giấy tờ khác tương đương.
b. Trường hợp người bảo lãnh là du học sinh
– Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng mang tên người bảo lãnh
– Chứng nhận tiền học bổng hoặc trợ cấp
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên, người bảo lãnh cầm lên cục xuất nhấp cảnh địa phương để nộp.Nếu người được bảo lãnh là người đã cư trú sẵn tại Nhật theo tư cách lưu trú khác thì người được bảo lãnh có thể cầm trực tiếp lên cục xuất nhập cảnh để nộp. Có thể làm luôn thủ tục xin hoạt động ngoài tư cách lưu trú (xin dấu cho phép làm thêm) cùng lúc nộp thủ tục xin visa để tiết kiệm thời gian.
Chú ý:
– Các giấy trên đây chỉ là các giấy tờ tối thiểu, có thể cục xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu bạn bổ sung hoặc giải trình các giấy tờ cần thiết khác nếu cần.
– Các giấy tờ đều cần được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Nếu bạn dịch sẵn ở Việt Nam thì nên công chứng luôn, còn nếu chuẩn bị ở Nhật thì chỉ cần đảm bảo dịch chính xác, không cần thiết phải công chứng.
– Các giấy tờ xin tại Nhật (như chứng nhận thuế, chứng nhận đang làm việc…) đều phải là giấy tờ được cấp trong vòng 3 tháng trở lại đây. - Những chú ý quan trọng khi tiến hành thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật
– Việc xin visa thăm thân nhân tại xứ sở hoa anh đào được xét duyệt tại Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam. Bạn nên biết các hồ sơ nộp cho Đại sứ quán sẽ không được trả lại trừ Passport của người được bảo lãnh.
– Giấy tờ chỉ được xét khi giấy tờ còn hiệu lực.
– Thời gian xét giấy tờ là một tuần nếu đầy đủ giấy tờ , có thể Đại sứ quán sẽ yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ cấp thiết .
– Visa được cấp có hiệu lực trong vòng 3 tháng, kể từ khi thu về visa bạn có thể sang bất kỳ khi nào.
Bạn có ý định bảo lãnh cho người thân sang Nhật hãy lưu ý các thủ tục trên nhé.