Top 10 những kỹ năng cần phát triển từ khi đi học để thành công

Ở thời điểm hiện tại, để thành công trong công việc thì các sinh viên phải tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở đây, các kỹ năng cần thiết không chỉ giới hạn ở kiến thức, khả năng ghi nhớ, hay kỹ năng viết CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mà còn là các kỹ năng mềm nhằm thích nghi với một môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng theo từng ngày. Vậy trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu top 10 những kỹ năng cần phải chuẩn bị dành cho sinh viên để thành công trong tương lai.

kynangthanhcong2

Tư duy thích nghi

Đây có lẽ là kỹ năng cần thiết cho thế hệ bây giờ và các thế hệ sau này, khi thời đại công nghệ của hiện tại khiến cho mọi thứ thay đổi quá nhanh. Nhu cầu của con người thay đổi liên tục, từ ăn uống, giao thông, giải trí, làm việc, v.v. Bởi vậy, tư duy thích nghi với sự thay đổi nhanh là cần thiết dù cho làm công ty lớn hay nhỏ, vị trí cao hay thấp. Hãy luyện tập thích nghi với những điều nhỏ nhất và tận dụng thay đổi để làm mọi thứ tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Có một hiện thực quan trọng ở Việt Nam đó là từ khi còn ở ghế nhà trường hay đi làm, thì mọi người thường có sự cạnh tranh rất lớn, nhằm đạt được thành tựu cho riêng mình. Các cuộc thi ở trường hay để tuyển nhân viên cũng vậy, phần lớn sẽ nhắm đến một người, thay vì một nhóm. Tuy nhiên, thực tế để thành công, thì con người phải làm việc chung với nhau. Trong một thế giới hội nhập và thay đổi chóng mặt, thì ý kiến của một người sẽ không bao giờ là tốt nhất. 

kynangthanhcong

Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề

Ngày nay, để thành công thì các nhân viên không nên đi theo hướng đi hay chỉ dẫn được định sẵn ra bởi sếp, mà họ cần có tư duy phản biện để đánh giá đúng sai, đâu là thứ tốt nhất cho bản thân cũng như tổ chức. Và như đã nhắc ở trên, để cả một tổ chức thành công thì cần sự đóng góp của nhiều người. Lúc này, nhân viên cần có khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, ý kiến phát triển.

Đặt câu hỏi

Đi cùng với tư duy phản biện, một người thành công cần phải có khả năng đặt các câu hỏi quan trọng. Để đặt câu hỏi không dễ, nó yêu cầu bạn phải hiểu rõ vấn đề, và khả năng đánh giá sự việc xem lúc nào cần đưa ra câu hỏi đó. Đây là một kỹ năng cực khó và để đạt được nó, hãy bắt đầu bằng việc đặt các câu hỏi ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường.

Sự sáng tạo, tư duy đổi mới

Kỹ năng này nên được đi đôi với khả năng đặt câu hỏi cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề. Cần có sự sáng tạo thì mới có thể đặt các câu hỏi trọng điểm, hay đưa ra các giải pháp cho các vấn đề một cách thực tế. Kỹ năng này được trau dồi qua việc đọc, nói chuyện và học hỏi từ những người khác.

Kỹ năng sử dụng công nghệ

Công nghệ làm cho mọi thứ dễ và nhanh hơn, từ công việc, giao tiếp, quản lý thời gian, v.v. Bởi vậy mà các bạn sinh viên phải tìm hiểu và học các phần mềm, ứng dụng này một cách thành thạo để biến công nghệ thành lợi thế trong quá trình đi làm.

Thấu hiểu và đồng cảm

Có lẽ đây là một kỹ năng mà các bạn sinh viên đã nghe từ lâu, nhưng không phải ai cũng thực hiện khi yếu tố cạnh tranh để phát triển cho riêng bản thân được đặt lên cao. Tuy vậy, trong cuộc sống và quãng đường đi làm sẽ có rất nhiều khó khăn và cạm bẫy, và ai cũng cần sự hỗ trợ, cần những người thực sự thấu hiểu mình. Bởi vậy, hãy cách đặt bản thân mình vào người khác để luôn giúp đỡ họ, và có được những người bạn trong quá trình đi làm.

Xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ là tài sản. Xã hội ngày nay có rất nhiều cơ hội, nhưng không phải tất cả các bạn sinh viên đều có thể với tới các cơ hội đó. Để tìm được những việc làm thích hợp, bạn có thể nhờ người giới thiệu công việc cho mình. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội, kinh doanh, bạn có thể nhờ những người có khả năng và sức ảnh hưởng. Hãy xây dựng các mối quan hệ kể từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hay với các đồng nghiệp xung quanh mình.

kynangthanhcong3

Kỹ năng ứng xử, xã hội

Chính vì tập trung quá nhiều vào kiến thức, nên nhiều sinh viên, thậm chí là nhân viên, mất đi các kỹ năng ứng xử, xã hội, như cách bắt tay, nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện, giới thiệu bản thân, khen hay phê bình người khác, v.v. Thế nhưng những việc trên lại rất cần thiết cho một nhà quản lý hoặc các vị trí cao. Hãy tập các kỹ năng nay ở bất cứ đâu, dù là khi còn đi học, hay với chính người thân, gia đình.

Quản lý bản thân

Quản lý bản thân bao gồm rất nhiều thứ, từ thời gian, sức khỏe, kiến thức, cảm hứng hay tâm lý. Để thành công thì những yếu tố trên phải được quản lý chặt chẽ bởi chính bản thân bạn chứ không phải ai đó làm cho bạn. Hãy bắt đầu ngay từ khi còn là học sinh với các thói quen tốt, luyện tập trí óc với sự tích cực, hay gặp gỡ những người truyền cảm hứng tốt cho bạn.